TULA.VN - Electronics Materials and Instruments in Vietnam - FAQ  
       ENGLISH     
Trang chủ | Đối tác | Thư ngỏ | Sơ đồ web | Liên hệ
            
MÁY NẠP Jig test | THIẾT BỊ công cụ | VẬT TƯ hoá chất | LINH KIỆN phụ kiện | DỊCH VỤ GIỚI THIỆU | HỖ TRỢ
 SẢN PHẨM
 Máy nạp rom, Jig test
» Máy nạp rom đa năng
» Máy nạp Gang đa năng
» Máy nạp rom on-board
» Máy nạp chuyên biệt
» Hệ thống nạp tự động
» Phụ kiện đế nạp socket
»Xoá Rom, kiểm tra IC
» Sao chép ổ cứng, thẻ nhớ
»Jig test ICT/FCT/DIP-pallet
 Đo lường và kiểm tra
» Dao động ký oscilloscope
» Thiết bị viễn thông, RF
» Bộ thu thập dữ liệu
» Đồng hồ vạn năng số
» Máy phát xung, đếm tần
» Máy đo LCR, linh kiện
» Bộ đổi nguồn, tải điện tử
» Kit đào tạo, thực hành
 Các công cụ sản xuất
» Máy khò, mỏ hàn thiếc
» Tủ sấy, tủ môi trường
» Dây chuyền SMT Line
» Thiết bị sản xuất PCBA
 Thiết bị, công cụ khác
» Thiết bị Automotive
» Đo lực, cơ điện khác
» Thiết bị quang học
 Linh phụ kiện Điện tử
» Vi điều khiển họ 8051
» Nuvoton ARM Cortex-M
» Nuvoton ARM7/9 Soc
» Chip phát nhạc, audio
» Wireless RF IC, Tools
» Vật tư hàn, rửa mạch
 e-Shop thiết bị, vật tư
 Số lượt truy cập

237181699
lượt xem, tính từ 20/12/2006
 Ai đang online
Hiện tại có 0 khách và 0 thành viên đang online.

Bạn là khách. Bạn có thể đăng kí bằng cách nhấn vào đây



OUR PARTNERS
(Products Line-Card)



Flash Support Group

PEmicro

Power Supply

Shenzhen KESD Technology Co.,Ltd.



Car and Consumer IC Solutions Provider


  
TULA.VN - Electronics Materials and Instruments in Vietnam FAQ (Câu Thường Hỏi)



Danh mục: Mục chính ->

Câu hỏi
·  1.a. Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng (Multimeter)
·  1.b. Sử dụng đồng hồ vạn năng (VOM)
·  2.a. Using An Oscilloscope
·  2.b. Hướng dẫn sử dụng Máy hiện sóng DS-3100 của EZ Digital và AT-H201 của ATTEN
·  2.c. Hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng (Oscilloscope)
·  3. Hướng dẫn sử dụng và những yêu cầu kỹ thuật bảo quản tốt máy chiếu
·  4. Sử dụng máy tính như dao động ký điện tử để thực hiện các TN Âm học ở THPT

Trả lời

·  1.a. Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng (Multimeter)

1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)

Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.

Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC: Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

* Chú ý - chú ý :

Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !

Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ

Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC => sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ

* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng.

Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim tuy nhiên đồng hồ không hỏng.
 
3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng

Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.

Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

* Trường hợp để sai thang đo:

Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng.

Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.

* Trường hợp để nhầm thang đo

Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!

Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !

Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!

4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng

Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.
Đo kiểm tra giá trị của điện trở
Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.

* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

4.1 - Đo điện trở

Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng

Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.

Bước 2 : Chuẩn bị đo.

Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo

Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.

Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.

Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

4.2 - Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện

Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.

Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm

Phép đo tụ gốm trên cho ta biết:
     Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo 
     Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ 
     Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.

Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá

Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô (giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.
Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô (giảm điện dung)

Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

5 - Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
 
Cách 1 : Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau:

Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .

Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .

Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .

Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.

Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?

* Đọc giá trị điện áp AC và DC

Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần

Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp

[ Trở lại đầu ]


·  1.b. Sử dụng đồng hồ vạn năng (VOM)

1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)


Đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là đo điện trở, điện áp AC/DC, và dòng điện. Ưu điểm của đồng vạn năng là thấy được sự phóng nạp của tụ điện, tuy nhiên đồng hồ này có  hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp (khoảng 20K/Vol).

2) Hướng dẫn đo điện áp AC


Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC


Trường hợp để sai thang đo


 Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ

 


Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC => sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ



Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim tuy nhiên đồng hồ không hỏng



3. Hướng dẫn đo điện áp DC

Để thang đo hợp lý để đạt độ chính xác cao khi đo

 

 


Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp DC

Trường hợp để sai thang đo


Để thang đo AC khi đo điện áp DC => báo sai giá trị, nhưng không gây hỏng đồng hồ


Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng (tương tự AC)



Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!


4. Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng

Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

  • Đo giá trị của điện trở
  • Đo thông mạch
  • Kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
  • Đo trở kháng
  • Kiểm tra diode và transistor
 => Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để sử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

4.1. Đo điện trở 



 Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng


Để đo trị số điện trở ta thực hiện như sau

1. Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh chiết áo để kim đồng hồ báo vị trí  0 ohm.

2. Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo

Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

3. Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác và ngược lại

4.2. Dùng thang đo điện trở để kiểm tra tụ điện

Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện, nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.


 
Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm

Phép đo tụ gốm trên cho ta biết 

Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo

Tụ C2 bị rò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ

Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.

 

 


Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá

Tụ hoá rất ít khi bị rò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô (giảm điện dung) kiểm tụ hoá có thể biết được mức độ suy giảm trị số của tụ (dùng phép so sánh với một tụ mới có cùng điện dung)

Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )

Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

5 - Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

Cách 1:  Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép.

Cách 2 : Dùng thang đo áp

Ta có thể đo dòng điện bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ với độ chính xác thấp.

Bạch Tuyết @ cdtvn.net


[ Trở lại đầu ]


·  2.a. Using An Oscilloscope

What is an oscilloscope used for?

* Measuring time-varying signals - by showing details of the waveshape
* Measuring aspects of time-varying signals
o Frequency of a signal
o Peak value of a signal

The oscilloscope is the most powerful instrument in our arsenal of electronic instruments. It is widely used for measurement of time-varying signals. Any time you have a signal that varies with time - slowly or quickly - you can use an oscilloscope to measure it - to look at it, and to find any unexpected features in it.

The features you see in a signal when you use an oscilloscope to look at a signal are features you cannot see otherwise. In this lesson you will learn about oscilloscopes and you should keep this goal in mind as you proceed through the lesson.

Given a time varying signal that you need information about,

Be able to use an oscilloscope to portray the signal as a function of time.
Be able to measure signal parameters with an oscilloscope.

What does an oscilloscope look like?

* Here's a photo of a Hewlett-Packard (HP) 54601A


Note the following features of the oscillscope

* There is a CRT (Cathode Ray Tube) screen on which the signals will be presented. That's at the left.
* There are numerous controls to control things like:
o The time scale of the presentation
o A vertical scale
* A cable (IEEE-488) to connect the oscilloscope to a computer. That lets you:
o Take measurements with the scope
o Put the measurements in a computer file
o Analyse the data with Mathcad, Matlab, Excel, etc.
* Notice that this oscilloscope has two input channels. The controls for the two channels are just to the right of the screen.

How do you use an oscilloscope?

* Plug it in. That's not facetious.
* Turn it on. There is a push button at the lower right edge of the screen. It says "Line" and indicates a "0" and a "1" setting. Depress that button.
* Apply a signal to the input terminals.
o Your oscilloscope may have provision for more than one signal input. Choose Channel 1 if that is the case.
* Make sure that the settings match the signal. For example:
o If you have a signal at 1000 Hz, then the period of the signal is 1 millisecond (.001 sec) and you would not want the time scale set so that you only display a microsecond of data, and you also probably won't see much if you display 10 seconds worth of data.
o If you have a signal that is 10 millivolts high, you won't see much if you set the oscilloscope to shown you a signal at 20 volts full-scale. Conversely, you won't see much of a 20 volt signal if the scope is set for 10 millivolts full-scale.

Showing a Simple Signal on the Scope

To get familiar with the scope, you can show a sine signal on the scope. We're going to ask that you show a signal with the following characteristics

* 1 volt (2v peak-to-peak) signal. In other words, it has a peak of 1 volt and a negative "peak" at -1 volt.
* A frequency of 1000 Hz (i.e. 1 KHz).
* A sinusoidal signal. In other words, it looks like a familiar sine wave.

What will the signal look like?

The oscilloscope has an illuminated dot that moves across the screen. With no signal, it would look like the following.

When a sinusoidal signal is applied, then the vertical position is proportional to the voltage at any instant. If you applied a low frequency sine signal, you would get a track like the one below.

If you have a sinusoidal signal that repeats every half millisecond - a frequency of 2kHz - you would get a picture like this one. It would appear to be stationary on the oscilloscope screen, but it really isn't. It's just that it repeats so frequently that you see it as a constant image.

Measuring A Simple Signal

Here's the connections for a simple signal measurement. The oscilloscope is being used to display the voltage output from a signal generator. You should do that also.

* Set the frequency of the signal generator output to something like 1 or 2 kHz.
* Set the amplitude of the signal generator output to 1 or 2 volts.
* Connect the output of the signal generator to the oscilloscope. Be sure that the two grounds are connected together. If you use a coax cable make sure you have it connected correctly.

Now you need to set the oscilloscope so that it can display the signal. If you're lucky the oscillscope will have an autoscale button. If not:

* Be sure that the timebase is set to something like 0.5 milliseconds/cm. A 1kHz signal has a period of one millisecond. This setting will let you see a few cycles of a 1 kHz signal.
* Be sure that the vertical sensitivity is set to something like 0.5 volts/cm.
* Adjust the trigger. The oscilloscope needs a signal to tell it when to start the
* display process - moving the dot across the screen.

Triggering the oscilloscope can be frustrating if you don't understand the process.

* The trigger can be an external signal, the power line, or the signal you are displaying. Usually, the dot starts across the screen when the trigger signal goes through zero volts. If you are using the power line, then you are triggering with a signal that usually has no relation to the signal being displayed. When that happens it is very frustrating trying to figure out why you see chaos.
* In multi-channel scopes, you can trigger off Channel 2, when you're only putting a signal into Channel 1. If there is no signal going to Channel 2, then you have no trigger signal. You need a trigger signal, so don't do that! Set the scope to trigger off Channel 1 if your signal is going into Channel 1.
* It is possible to get the trigger level set incorrectly without knowing it. If your signal never gets above 5 volts and the trigger level is at 20 volts, then you can spend a lot of time wondering why you can't see your signal.

Some Simple Oscilloscope Experiments

Being able to use an oscilloscope is an important skill for anyone who takes electrical measurements. In this section we'll present a few things you can do with oscillscopes to get better acquainted with them.
The first thing to do is to become acquainted with the oscilloscope you have and to learn its capabilities and limitations. Here are some things to do.

* While displaying a sinusoidal signal, determine the limits on time resolution for your oscilloscope. Is the lower limit in nanoseconds/cm? Is the highest setting in seconds/cm? When changing the time scale note how the scale changes. Your scope almost certainly has settings like 10, 20, 50, 100 and 200 milliseconds/cm. Those settings almost always proceed in a 1-2-5 sequence.

* Adjust the amplitude of your signal and determine the limits for vertical resolution. For very small signals you may find that the noise you see begins to get large compared to the signal.

* Change the signal form. You may be able to show sine, square and triangular signals. If you can display a square wave signal, try to determine how quickly the signal changes. It can't change instantaneously, and there will be some transient between voltage levels that you can see. Consider whether that transient rise-time is due to the oscilloscope or the signal generator. Or is this a situation where you can't tell what causes the effect?

* Using a sine signal first, set the function generator for a 1KHz signal, then measure the actual frequency on the oscilloscope. Your scope may have a built-in function for that, or you may have to check the length of a period using the horizontal scale setting. It's probably best to have your scope set for .5 or .2 milliseconds/cm so that you can see a full period for a signal with a 1.0 millisecond period.

Now, you have used several of the standard test signals to learn your way about when using a scope. Still, it's nice to have a real signal. Here are two alternatives.

* Get a microphone and connect it to the oscilloscope vertical input terminals. It's easier to see things if you sing a musical note because that gives you a more-or-less periodic signal. Try singing eee, aw and ooo into the microphone and observe the signals. You may be able to get a reasonably nice sine wave signal with ooo. If you do, you have a great future as a sine wave generator!

* Get a connector that will fit the speaker/headphone output of the sound card on the computer you're using - and you're using a computer if you're reading this. Play a CD - one of your favorite songs - and observe the voltage output on the scope. The author found a pair of very cheap headphones, about $1, and cut off the headphones and used the cord to do this.

Let's talk about the connections you need to make to the headphone jack.

* There will be a left channel and a right channel output. Each channel goes to the phone for one ear.
* One channel wire will often be encased in a braided outer covering. The braided covering (metallic) should be connected to ground on the oscilloscope.
* Leave the other pair of wires from the headphone jack unconnected.
* Be careful that they do not short together, thus shorting the output from the sound board.
* Plug the jack into the sound board (line output if possible), and play a CD to observe the output signal.
* If you have a two channel scope, you can look at both channels simultaneously by connecting the other pair of output wires, to the input for the second channel on the scope.
* Be careful with the grounds to be sure that ground is connected to ground.

There are a lot of other things that might be possible for you to do.

* You may be able to save your data in a computer file. If your oscilloscope has a computer connection, investigate saving your data in a file. There may be special programs on the computer to do that, and they are sometimes supplied by the scope manufacturer.
* Save your data in a flat file. That could be a file with a txt or dat extension. A flat file doesn't have any formatting and just contains the characters that represent your data. You can load a flat file into other programs for analysis. Programs you might use are Mathcad, Excel or Matlab.
* You can use FFT techniques to get the frequency content of the signal that you saved in a file.

The End
That's it for this lesson on using the oscilloscope. Don't let that stop you from trying other measurements with your oscillscope. Experiment, and learn the other things your oscilloscope can do.

[ Trở lại đầu ]


·  2.b. Hướng dẫn sử dụng Máy hiện sóng DS-3100 của EZ Digital và AT-H201 của ATTEN

[ Trở lại đầu ]


·  2.c. Hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng (Oscilloscope)

Vui lòng download tài liệu chi tiết ở đây http://tula.vn/uploads/HUONG-DAN-SU-DUNG-MAY-HIEN-SONG-OSCILLOSCOPE-TULA.pdf và nội dung dưới đây:


SỬ DỤNG ỐC SI LÔ XÌ CỐP



Trước hết ta phải làm quen với một số nút điều khiển của Oscilloscope:

- Nút điều khiển Volt/DIV (số volt trên một ô)
- Time/DIV (thời lượng trên 1 ô)
- Position lên, xuống
- Position qua, lại (để chỉnh dạng sóng hiển thị ở vị trí để nhìn nhất)
- Thanh điều khiển Vert mode (chọn hiểu thị kênh 1, kênh 2, hay cả 2)
- Nút Triglevel (đôi khi dạng sóng bị trôi, ta chỉnh nút này để dạng sóng đứng lại)
- Thanh điều khiển AC-GND-DC
- ...

Trước khi bắt đầu đo ta phải chỉnh máy trở về trạng thái chuẩn của nó:

- Chỉnh thanh gạt ở mức GND (đất) và chỉnh nút các nút Position để dạng sóng là đường nằm ngang ngay chính giữa màn hình.
- Mắc đầu đo là chổ CAL và chỉnh các nút Volt/DIV và Time/DIV sao cho dạng sóng là sóng vuông 2 p-p (2 volt đỉnh - đỉnh). Một số máy có thể yêu cầu trị số khác, số này có ghi trên máy.
- Mỗi máy sẽ có hai kênh và ta làm việc này với cả hai kênh.

Sau khi chỉnh máy xong ta bắt đầu đo:

- Mỗi thanh đo gồm có đầu đo và mass. Chỉ việc gắn 2 đầu này vào hai điểm cần đo. Lưu ý chế độ đang đo là AC hay DC mà chỉnh cần gạt cho phù hợp.
- Có thể dạng sóng là quá lớn hay quá nhỏ so với màn hình. Lúc này ta chỉnh các nút Position để có dạng sóng nằm trong nàm hình. Để đọc các trị số của tính hiệu ta lưu ý số ô và trị số của nút volt/DIV.
- Mỗi máy sẽ có 2 dây đo. Khi sử dụng dây nào ta lưu ý phải chỉnh thanh điều khiển về kênh đó (Ch1 hoặc Ch2)
- Khi muốn hiển thị cả 2 kênh để so sánh 2 dạng tính hiệu ta chỉnh thanh điều khiển về chế độ DUAL.
- Chế độ ADD của thanh điều khiển được sử dụng trong trường hợp muốn cộng hai tín hiệu lại với nhau.

 Mỗi ô vuông trên màn hình sẽ tương đương với 1 đơn vị của thang đo :

- Cách tín điện áp .
Ví dụ bạn đo một tín hiệu mà bạn để  Núm chỉnh điện áp ở  thang 0,5V  thì nếu biên độ tín hiệu đó cao 1 ô thì nó có điện áp 0,5V nếu cao 2 ô thì nó có điện áp 1V, tuy nhiên giá trị này đúng khi bạn chỉnh núm giữa ở 50%.

- Cách tính chu kỳ và tần số:
Giả sử bạn chỉnh thang chu kỳ cho mỗi chu kỳ tín hiệu nó chiểm khảng 1,25ô, nếu sau đó bạn nhìn trên núm chỉnh xem là thang bao nhiêu : ví dụ đang là thang đo 10ms => suy ra chu kỳ tín hiệu bạn đang đo bằng 1,25x10ms = 12,5ms = 12,5x10-3 s và bạn cũng tín được tần số bằng công thức F=1/T => tần số tín hiệu này bằng  F = 1 / 12,5x10-3  = 80Hz.



Cách tính thành phần xoay chiều và một chiều :

- Bạn để ở thang đo DC, chỉnh cho đường sáng vào điểm 0 giữa màn hình, khi đo vào thấy xuất hiện xung răng cưa, bạn chỉnh lại biên độ cho phù hợp và thấy rằng , đỉnh xung có biên độ 2,5 ô, đáy xung có biên độ 1,5ô, nếu bạn đang để thang 2V thì suy ra => đỉnh xung có điện áp 2,5x2 = 5V, đáy xung có điện áp 1,5x2=3V và biên độ của xung xoay chiều là 2V

- Xác định tần số đo:

Máy hiện sóng không thể đo được tần số của tín hiệu, ta có thể xác định được tần số tín hiệu thông qua độ rộng của một chu kỳ. Ví dụ chu kỳ tín hiệu là 1ms thì ta suy ra được tần số của tín hiệu là 1 KHz.

- Xác định trị số trên thang đo:
Khi xác định các trị số của tín hiệu ta quan tâm đến trị số Time/DIV hoặc Volt/. Sau khi đếm số ô hiển thị ta chỉ việc nhân với trị số của Time/DIV hoặc Volt/DIV là xong.

- Máy hiện sóng, chỉ yếu chỉ thể hiện dạng sóng thôi. Máy không có công dụng đo độ méo của tín hiệu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta sử dụng những công thức thích để đo độ méo của tín hiệu.

Chưa hẳn, tuy không đo được méo tín hiệu, nhưng nếu méo nhiều thì xuất hiện hài và lệch pha, dựa vào lệch méo pha có thể vẫn đánh giá được việc xuất hiện méo. Oscillo mà đo lệch pha hoặc méo pha thì tuyệt!, Đo bằng cách cho tín hiệu nguồn vào kênh X, cho tín hiệu sau khi khuyếch đại vào kênh Y, chuyển máy đo sang chế độ X-Y.
Nếu hoàn toàn không lệch pha sẽ có một đường chéo nghiêng 45 độ. nếu thành hình elip là có lệch pha, biên độ mép rộng bao nhiêu là lệch pha ngần đó. Nếu có méo pha, méo hài xuất hiện thì đường đó biến thành hình hoa văn tùy theo biên độ của các hài chẵn.

Nếu không có máy quét tần từ 20HZ đến 20Khz, có thể kiểm tra sơ bộ độ méo tần số của máy bằng cách cho xung vuông vào ngõ in của ampli, và dùng máy hiện sóng kiểm tra ở ngõ ra, nếu xung vuông bị tròn cạnh tuỳ nhiều hay ít: tiếng sẽ bị thiên trầm nhiều hay ít, và nếu xung vuông xuất hiện gai nhọn ở cạnh: là tiếng bị thiên sáng, nếu trên mặt xung vuông nhấp nhô mờ: có dao động tự kích trong máy, méo hài, nếu xung vuông thiệt là vuông: tuyệt vời, cách kiểm tra méo tần số của bác Ongvove thật là tuyệt vời. Tuy nhiên giống như bác đã nói, cách xác định này chỉ là sơ bộ.

Cách của bác dựa trên nguyên lý phân tích tín hiệu thành chuỗi Fourier. Nguyên lý này được phát biểu sơ bộ như sau: "Bất kỳ tín hiệu nào cũng có thể được xem như là tổng vô hạn của các tín hiệu hình sin có tần số n.f"

Với cách này, giả sử như ta chọn tần số sóng vuông để đưa vào ngõ vào là 100Hz (nếu chọn nhỏ hơn thì mạch rất khó làm việc). Khi đó tín hiệu sóng vuông được xem như là tổng của các sóng sin có tần số 100Hz, 200, 300, 400, ... . Và như vậy trong trường hợp này ta chỉ có thể kiểm tra được các tín hiệu có tần số 100Hz, 200, 300, 400, ... còn những tần số khác thì không được kiểm tra.

Còn một vấn đề nữa, trong trường hợp này ta đã đưa vào ngõ vào cả những tín hiệu có tần số >20KHz. Và các tín hiệu này có thể chính là nguyên nhân gây nên méo tần số.

Tóm lại cách này có thể được sử dụng để đo sơ bộ độ méo tần số. Còn bác nào có ý định kiểm tra cho một Ampli đỉnh thì phải chọn cách khác thôi.

Khai triển Fourier chỉ có hài bậc chẵn do vậy với 100Hz ta chỉ thu được 100Hz, 200Hz, 400Hz,800Hz,... Đối với xung vuông biên độ hài giảm rất nhanh theo hàm e mũ. Tuy nhiên dùng 20kHz xung vuông để đánh giá thì không nên, mà nên dùng 10kHz hoặc thấp hơn. còn cao hơn thì phải dùng sin thuần.

Dể đo độ méo của tín hiệu bạn sử dụng chức năng XY trêm máy hiện sóng
Các máy hiện sóng hai tia đều có chức năng này
Khi về chế độ XY thì màn hình Osciloscope chỉ có 1 chấm sáng
Bạn đưa tín hiệu Input tới kênh X
Bạn đưa tín hiệu Output tới kênh Y
Điều chỉnh mức tín hiệu về mức chuẩn của đầu vào bộ Khuếch đại ( 1Vdd)
Điều chỉnh thang đo V trên kênh X và Y cho vừa khuôn màn hình Oscilo

Nếu bộ Amp của bạn tuyệt đối trung thực thì bạn bao giờ cũng chỉ nhìn thấy một tia chéo tầm 45 độ
Nhưng khi thay đổi tần số hay trở tải ( loa) thì tia quét của màn hình Oscilo sẽ biến dạng
Căn cứ vào góc nghiêng người ta tính ra độ lệch phas
Căn cứ vào đỉnh tín hiệu bị suy giảm thang X người ta tính ra độ méo biên %
Khi một mạch CS không tải thì mạch nào cũng tương đối .... ngon . Nhưng khi lắp loa vào và mở nhạc thì bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tín hiệu ra loa khác khá xa với tín hiệu input

Còn muốn vẽ đồ thị phổ tần số khuyếch đại âm thanh thì phải có máy phát quét tần số kết hợp với Oscilo . Nếu là loại Oscilo Digital PC có khả năng lưu lại tia quét và in ra văn bản lưu trữ thì tuyệt vời . Nếu không bạn sẽ phải dùng đồng hồ vạn năng để ghi chép rất nhiều giá trị và vẽ nên một bản đồ thị . Còn PC sẽ làm hộ bạn việc đó và cho kết quả sau 10 hay 100 giây.

Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Oscilloscope:

- Dao động kí đời mới 2 tia có các nút chỉnh ghi chữ sau: x5MAG; SLOPE; TRI GER dùng để làm gì?

=> Triger: Chỉnh núm này sẽ làm thay đỏi mức điện áp DC (gọi là mức triger), dao động ký sẽ chọn thời điểm mà tín hiệu có mức điện áp bằng với mức điện áp triger định trước để tạo xung đồng bộ. Nếu bạn chỉnh triger quá cao, mức triger vượt cao hơn đồ thị dao động, thì không có đồng bộ, hình sẽ bị trôi liên tục. Mức điện áp triger có thể hiện bằng đường thẳng nằm ngang trên màng hình. Điểm giao nhau giữa đường ngang ấy và đồ thị tín hiệu chính là thời điểm tạo xung đồng bộ (đương nhiên là bội tần). Nếu chọn quá thấp, do bị ảnh hưởng của các nhiễu biên độ nhỏ, xung đồng bộ có tần số không ổn định, hình bị rung, giựt, nhảy... Xung đồng bộ ấy giống như xung đồng bộ ngang trong TV vậy.

[ Trở lại đầu ]


·  3. Hướng dẫn sử dụng và những yêu cầu kỹ thuật bảo quản tốt máy chiếu


[ Trở lại đầu ]


·  4. Sử dụng máy tính như dao động ký điện tử để thực hiện các TN Âm học ở THPT

Bài hướng dẫn Sử dụng máy tính như dao động ký điện tử để thực hiện các chương trình Âm học trong Chương trình Vật lý THPT. Đây là một trong những sáng kiến của Thầy Phan Công Thành, giáo viên Vật lý trường THPT Lý Tự Trọng, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Với sáng kiến này, các trường có thể tạm dùng máy tính của mình, kết hợp với một phần mềm phân tích âm thanh để thay thế chức năng của máy dao động ký (Oscilloscope) nhằm thực hiện các thí nghiệm và minh họa cho phần Âm học, Sóng, trong chương trình Vật lý THPT.

Giao diện chương trình xử lý âm thanh Cool Edit Pro

Bài hướng dẫn gồm nhiều phần, được tác giả để riêng trong từng thư mục riêng biệt. Mỗi phần là các đoạn videoclip quay lại các thao tác trên màn hình. Trong một đoạn video clip, Thầy Cô và các bạn sẽ thấy tác giả dùng chiếc điện thoại di động của mình như một máy thu âm để thực hiện thí nghiệm về hiệu ứng Doppler trong chương trình Vật lý THPT.

Sau khi tải file về, Thầy Cô và các bạn vui lòng nhấp đôi chuột trên file để bung nén và đọc file PDF hướng dẫn.

Chúng tôi đánh giá cao sáng kiến và khả năng tìm tòi vận dụng các công cụ ICT để đưa vào bài học của Thầy Phan Công Thành. Thầy Thành cũng đã có nhiều sáng kiến về chế tạo các dụng cụ thí nghiệm Vật lý, quay phim các thao tác màn hình, tạo các đoạn video dạy học, ...

Để tải file, xin vui lòng nhấn vào link bên dưới:

Mọi trao đổi và góp ý, xin vui lòng liên hệ với Thầy Thành qua email:

pcthanh77@gmail.com

 

[ Trở lại đầu ]









ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG

Công ty TNHH Giải pháp TULA - TULA Solution Co., Ltd
VPGD: Số 6 Ngõ 23 Đình Thôn (Phạm Hùng), Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tel.: 024.39655633,  Hotline: 0912612693,  E-mail: 

 
Bản quyền © 2005-2023, Công ty TNHH Giải pháp TULA sở hữuGIỚI THIỆU | HỖ TRỢ