TULA.VN - Electronics Materials and Instruments in Vietnam - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ quyết tâm nắm bắt thời cơ của cách mạng số  
       ENGLISH     
Trang chủ | Đối tác | Thư ngỏ | Sơ đồ web | Liên hệ
            
MÁY NẠP Jig test | THIẾT BỊ công cụ | VẬT TƯ hoá chất | LINH KIỆN phụ kiện | DỊCH VỤ GIỚI THIỆU | HỖ TRỢ
 HỖ TRỢ
»
Tin nhanh @ Hot news
»
Tin tức & sự kiện
»
TUYỂN DỤNG
»
Xem kho hàng stock
»
Hỏi đáp thường gặp FAQ
»
Google Translate tool
»
Thông cáo báo chí
»
Mạng nội bộ
 Số lượt truy cập

237176954
lượt xem, tính từ 20/12/2006
 Ai đang online
Hiện tại có 0 khách và 0 thành viên đang online.

Bạn là khách. Bạn có thể đăng kí bằng cách nhấn vào đây



OUR PARTNERS
(Products Line-Card)



Flash Support Group

PEmicro

Power Supply

Shenzhen KESD Technology Co.,Ltd.



Car and Consumer IC Solutions Provider


  
Bản để in Bản để in  Gửi tin cho bạn Gửi tin cho bạn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ quyết tâm nắm bắt thời cơ của cách mạng số
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quyết tâm nắm bắt thời cơ của cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát huy lợi thế để đưa Việt Nam tiến cùng thời đại.

Hơn 500 đại biểu cấp cao dự Vietnam ICT Summit 2016

Hôm nay, ngày 24/9/2016, tại Hà Nội, Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit 2016) với chủ đề “Cách mạng số - Cơ hội và thách thức” đã chính thức khai mạc.

Sự kiện có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Vietnam ICT Summit 2016 còn có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Đức Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn; PGS.TS Phùng Văn Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel; ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban kinh tế trung ương; GS.Đặng Hữu, nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương; ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành và tỉnh, thành phố trên cả nước; các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Tham tán thương mại tại Việt Nam của 14 quốc gia, nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới cùng trên 500 đại biểu là lãnh đạo cấp cao của các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp hang đầu về CNTT, các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng CNTT.

 

Trong phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) Trương Gia Bình đã thay mặt cộng đồng ICT nước nhà gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lời cảm ơn chân thành về quyết định bỏ Điều 292 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông - PV).

“Quyết định này làm nức lòng cộng đồng CNTT và các bạn trẻ khởi nghiệp. Rất mong trong thời gian tới Thủ tướng cùng các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương sẽ ra nhiều quyết sách hơn, chỉ đạo sát sao hơn để CNTT thực sự trở thành hạ tầng của hạ tầng, thực sự trở thành phương thức phát triển mới sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT và mạnh bằng CNTT, góp phần tích cực của mình làm cho thế giới tốt đẹp hơn”, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Vietnam ICT Summit là diễn đàn chính sách, công nghệ và kết nối hợp tác doanh nghiệp quy mô quốc gia và quốc tế được VINASA tổ chức thường niên dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT. Trải qua 5 kỳ tổ chức từ năm 2011, đến nay Vietnam ICT Summit đã trở thành một diễn đàn chính sách, công nghệ và hợp tác kinh doanh có uy tín cao của ngành CNTT Việt Nam, cả ở trong nước và quốc tế. Diễn đàn góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò đặc biệt của CNTT như là hạ tầng của hạ tầng, công cụ tạo lập phương thức phát triển mới; đồng thời đóng góp thiết thực xây dựng nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy ứng dụng CNTT nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong mọi ngành, lĩnh vực để hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước.

Có chủ đề “Cách mạng số - Cơ hội và thách thức”, Vietnam ICT Summit 2016 tập trung thảo luận một số vấn đề quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng số tại 4 phiên tọa đàm chuyên sâu gồm: Xây dựng quốc gia khởi nghiệp; Xu hướng IoT, smart city; Phát triển hạ tầng CNTT; Đảm bảo an ninh mạng và phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Là khách mời đặc biệt của Diễn đàn Vietnam ICT Sumit 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sáng kiến tổ chức diễn đàn của VINASA và Bộ TT&TT: “Diễn đàn cấp cao về CNTT-TT Việt Nam lần thứ 6 với chủ đề “Cách mạng số - Cơ hội và thách thức” là một cơ hội tốt để những người làm CNTT-TT Việt Nam và quốc tế gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ nhận thức, xu thế và định hướng. Diễn đàn sẽ góp phần thiết thực, hiệu quả vào việc xây dựng chiến lược và chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT phục vụ việc đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam chúng ta”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm các gian hàng tại Diễn đàn Vietnam ICT Sumit 2016. Ảnh: TK

Diễn đàn năm nay tập trung thảo luận  4 chủ đề chính: đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia; phát triển hạ tầng CNTT; xu hướng Internet kết nối vạn vật và thành phố thông minh; và phát triển nguồn nhân lực. “Đây đều là những vấn đề Chính phủ đang rất quan tâm. Phát triển hạ tầng đồng bộ và phát triển nguồn nhân lực đã được xác định là giải pháp đột phá cho phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhân loại đang đứng trước cuộc cách mạng được dự báo sẽ thay đổi cơ bản cách thức con người sống, làm việc và tương tác với nhau. Hàng loạt công nghệ mới mang tính đột phá đang xóa đi những ranh giới truyền thống của không gian vật lý, không gian sinh học; tạo tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số và xã hội thông tin sẽ làm biến đổi sâu sắc, nhanh chóng các hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và nền kinh tế toàn cầu; tác động mạnh mẽ, toàn diện lên mọi mặt đời sống của con người, từ hoạt động sản xuất đến lối sống, sinh hoạt, văn hóa ở tất cả các góc độ từ phạm vi toàn cầu đến mỗi quốc gia, từng tổ chức và từng cá nhân.

Với cuộc cách mạng số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các nền kinh tế sẽ chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào những yếu tố truyền thống như lao động giá rẻ, đất đai, tài nguyên sang mô hình tăng trưởng dựa vào công nghệ là yếu tố thúc đẩy các quốc gia xác định những con đường tốt nhất để đối phó hiệu quả với những thách thức đặt ra.

“Cách mạng số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mang lại đầy đủ cơ hội và thách thức cho các quốc gia. Việt Nam trước hết cần nhận thức đầy đủ những thách thức to lớn phải đối mặt như: nhiều ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày… sẽ mất lợi thế cạnh tranh; cùng với đó là tình trạng thất nghiệp của lao động thủ công; nguy cơ bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo và cả cơ hội tiếp cận, khai thác các nguồn lực, tiện ích xã hội gia tăng”, Thủ tướng nhận định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, muốn thành công, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần vượt qua được những thách thức kinh tế xã hội cơ bản và cơ hội của chúng ta trong cuộc cách mạng này đến từ chính nỗ lực giải quyết những thách thức đó. Theo Thủ tướng, Việt Nam cần tận dụng và phát huy tốt những lợi thế của mình trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với quốc tế; phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ và công nghệ lạc hậu sang chủ yếu dựa vào công nghệ, nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Tôi tin rằng với lợi thế cạnh tranh về phát triển CNTT và lợi thế nguồn lực “dân số vàng”, Việt Nam dù đi sau vẫn có thể thành công nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội, có chiến lược đúng đắn, có chương trình hành động cụ thể, kịp thời và triển khai thực thi quyết liệt, hiệu quả”.

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết 26, 36a của Chính phủ đã xác định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT và bằng CNTT với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp. Với  những bước tiến khá nhanh về phát triển CNTT trong thời gian qua, Việt Nam đã có thứ hạng cao trên bản đồ CNTT thế giới, trong đó xếp vị trí số 1 toàn cầu trong ngành dịch vụ phần mềm thuê ngoài; đứng đầu về chỉ số kinh tế ứng dụng di động trong 6 nước phát triển nhất khu vực ASEAN. Năm 2016, chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam được Liên hợp quốc xếp hạng thuộc nhóm các nước có chỉ số phát triển cao, đứng thứ 89/193 quốc gia, tăng 10 bậc so với năm 2015.

Việt Nam  đã trở thành điểm đến hấp dẫn về thu hút đầu tư công nghệ cao, với sự góp mặt của hầu hết các hãng công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như IBM, Microsoft, Intel, Apple, Fujitsu, Toshiba, Samsung…. Chúng ta cũng đã có những doanh nghiệp CNTT được thế giới biết đến như Viettel, FPT, VNPT... và đang có ngày càng nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực quan trọng này.

6 giải pháp đưa Việt Nam nắm bắt thời cơ, vượt  thách thức

Trong phát biểu chỉ đạo Vietnam ICT Summit 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho hay, những kết quả đạt được kể trên của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, chưa đủ để vượt qua những thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt. Cần phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn nữa; tạo cuộc cách mạng trong ứng dụng CNTT, tạo phương thức phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia.  

Thủ tướng đã chỉ rõ 6 nhiệm vụ và giải pháp cần được tập trung thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả trong thời gian tới để đưa Việt Nam vượt qua thách thức, nắm bắt cơ cơ hội từ cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.

Thứ nhất là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, công nghệ cao và các công nghệ số trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới thể chế pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng nhanh cấp độ ứng dụng CNTT xây dựng Chính phủ điện tử, tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, tạo thuận lợi hơn cho người dân trong giao dịch với cơ quan nhà nước và tiếp cận dịch vụ công, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thứ hai là, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ trong mọi ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội; đầu tư nâng cao năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ nhất là các công nghệ mới theo xu hướng của cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4; phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt Nam thành Trung tâm công nghiệp phần mềm, ứng dụng di động và Trung tâm dịch vụ an toàn bảo mật thông tin của thế giới.

Ba là, thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp là con đường nhanh nhất để phát triển lực lượng doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cao và tạo những nhân tố phát triển đột phá trong nền kinh tế số. Xóa bỏ mọi rào cản, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.

Thứ tư là, phát triển nguồn nhân lực số, biến lợi thế “dân số vàng” thành lợi thế về năng lực số trong hội nhập và phân công lao động quốc tế. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực CNTT, tăng nhanh về số lượng và chất lượng đạt chuẩn quốc tế, bắt kịp với các xu hướng công nghệ. Việt Nam phải trở thành một trong những trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số thế giới.

Thứ năm là, từng bước xây dựng và phát triển các thành phố thông minh, đi đầu là các đô thị lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương…; giải quyết những bức xúc xã hội về giao thông, y tế, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, môi trường… đem lại môi trường sống văn minh, hiện đại, nâng cao chất cuộc sống cho người dân.

Cuối cùng là, các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức về cuộc cách mạng số, đồng thời quyết liệt đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản trị hoạt động của mình. Đây phải được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và là trách nhiệm cao nhất của người đứng đầu trong các cơ quan tổ chức của Nhà nước, từ Trung ương xuống địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, dù phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, Việt Nam quyết không bỏ lỡ cơ hội phát triển đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT tạo phương thức phát triển mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa Việt Nam hội nhập thành công và vươn lên vị thế cao trong nền kinh tế số và xã hội thông tin toàn cầu, đó là trách nhiệm lịch sử của chúng ta”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thời gian không chờ đợi, cơ hội không tự đến. Phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn trong thời đại kỹ thuật số, nếu không, chúng ta sẽ đánh mất thời cơ, vận hội của quốc gia, dân tộc; Việt Nam sẽ không thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước; Việt Nam sẽ không thể tiến kịp các nước phát triển, tiến cùng thời đại.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết  tâm nắm bắt thời cơ của cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát huy lợi thế của Việt Nam nhất là lợi thế về phát triển CNTT đưa Việt Nam tiến cùng thời đại, thông qua các chính sách pháp luật và những hành động cụ thể. Để trở thành hiện thực, đề nghị sau Diễn đàn này, giao Bộ TT&TT và VINASA cần có báo cáo và kiến nghị cụ thể lên Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng nói.

Theo Vân Anh @ http://ictnews.vn




 

 CÁC TIN KHÁC:

  .

Công ty TULA trở thành nhà phân phối của hãng FreeWave (2017/08/18 22:15:01)

  .

'Việt Nam - Nhật Bản, nắm chặt tay nhau để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên các lĩnh vực' (2017/06/07 09:26:26)

  .

Nghị quyết Trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN (2017/06/06 15:59:32)

  .

Bộ TT&TT đề xuất 6 giải pháp để Việt Nam tăng tốc trong cuộc cách mạng số (2016/09/26 09:54:40)

  .

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ quyết tâm nắm bắt thời cơ của cách mạng số (2016/09/26 09:53:06)

  .

Ông Trương Đình Tuyển: “Việt Nam có tận dụng làn sóng công nghệ số hay tụt hậu?” (2016/09/26 09:50:00)

  .

Công ty TULA trở thành nhà phân phối của hãng công nghệ HSIO Technologies (2016/09/25 15:30:55)

  .

Công ty TULA trở thành nhà phân phối bộ đổi nguồn của ODA Technology (2016/09/24 18:22:24)

  .

Công ty TULA tuyển kỹ sư thiết kế điện tử (2017) (2016/05/10 16:12:06)

  .

Công ty TULA tuyển nhân viên bán hàng kỹ thuật (3/2021) (2019/01/17 21:59:40)

  .

Công ty TULA - Tuyển Phụ trách kế toán (7/2016) (2016/05/09 21:34:23)

  .

Việt Nam đối phó “chiến tranh chớp nhoáng” như thế nào? (2016/04/01 10:11:33)

  .

Công ty TULA - Tuyển Phụ trách kế toán (12/2015) (2015/12/21 22:56:17)

 

 CÁC TIN LIÊN QUAN:

  ¦

Sau 8 tháng tranh cãi, Toshiba bán mảng chíp nhớ giá 18 tỷ USD (2017/09/22 17:37:22)

  ¦

Công ty TULA trở thành nhà phân phối của hãng FreeWave (2017/08/18 22:15:01)

  ¦

'Việt Nam - Nhật Bản, nắm chặt tay nhau để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên các lĩnh vực' (2017/06/07 09:26:26)

  ¦

Nghị quyết Trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN (2017/06/06 15:59:32)

  ¦

Bộ TT&TT đề xuất 6 giải pháp để Việt Nam tăng tốc trong cuộc cách mạng số (2016/09/26 09:54:40)

  ¦

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ quyết tâm nắm bắt thời cơ của cách mạng số (2016/09/26 09:53:06)

  ¦

Ông Trương Đình Tuyển: “Việt Nam có tận dụng làn sóng công nghệ số hay tụt hậu?” (2016/09/26 09:50:00)

  ¦

Công ty TULA trở thành nhà phân phối của hãng công nghệ HSIO Technologies (2016/09/25 15:30:55)

  ¦

Công ty TULA trở thành nhà phân phối bộ đổi nguồn của ODA Technology (2016/09/24 18:22:24)

 
Lời bình là sở hữu của người gửi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về mặt nội dung.

Khách không được gửi lời bình, vui lòng đăng ký






ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG

Công ty TNHH Giải pháp TULA - TULA Solution Co., Ltd
VPGD: Số 6 Ngõ 23 Đình Thôn (Phạm Hùng), Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tel.: 024.39655633,  Hotline: 0912612693,  E-mail: 

 
Bản quyền © 2005-2023, Công ty TNHH Giải pháp TULA sở hữuGIỚI THIỆU | HỖ TRỢ